top of page
  • Instagram
  • Facebook
  • YouTube
  • LinkedIn
Writer's pictureTuyet Jen Phan

Tấm bạt phơi lúa vá chằng chịt của mẹ!

Người nông dân sao mà khổ quá!

Từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy lúa, thăm ruộng, phân thuốc rồi đến khâu gặt lúa, phơi lúa - khâu nào cũng phải đụng chân đụng tay.

Sáng chiều phơi nắng dầm sương từ đầu mùa đến cuối mùa để được thu hoạch lúa, đem bán lúa lấy tiền ráng nuôi mấy đứa con ăn học.


Cuối tháng 3, đầu tháng 4 AL là vào mùa gặt - phơi lúa. Bình thường vào mùa khi tôi về nhà thì ít gặp hôm phơi lúa, hoặc là mẹ phơi vài bao thì không gọi tôi phụ.


Đợt rồi mẹ phơi lúa nhiều, đụng hôm tôi về, thế là được dịp lên bộ đồ Ninja (bao chân, bao tay) đi hốt lúa khô. Mẹ tách ra nhiều bạt, phơi mỏng thì lúa sẽ nhanh khô - mẹ bảo vậy.


Lúc hốt gần xong một bạt lúa, là lúc tôi được nhìn tấm bạt rõ hơn (khi chưa hốt thì nhìn thấy toàn là lúa). Tấm bạt đã cũ và được mẹ vá lại bằng mấy tấm vải đủ màu sắc, bây giờ vài chỗ sờn rồi rách tơi nhưng mẹ vẫn dùng để phơi.


Thật ra thì khi còn nhỏ, trước khi vào mùa gặt tui hay ngồi xem mẹ lôi bao, bạt lúa ra vá để đựng lúa không bị hao. Mẹ là vậy và bất kì người nông dân nào ở quê cũng vậy. Cái gì còn dùng được, thì nên tận dụng, bỏ thì lãng phí.


Tâm trạng của tôi khi thấy tấm bạt vá của mẹ lúc đó, rất khó tả. Một phần tức giận, một phần tủi thân và nhiều phần thương mẹ. Tôi không chia sẻ điều này với mẹ, vì tôi sớm biết câu trả lời hay lí do mẹ còn giữ chiếc bạt đó.


Tôi và giới trẻ hiện nay, được sống trong hòa bình và no đủ, được ăn mặt sạch sẻ và xành điệu. Nhưng cha mẹ chúng ta thì một vài người họ vẫn còn giữ những quan điểm và tư tưởng cũ, lúc nghèo đói, thiếu thốn và hoạn lạc.


Nếu là tôi, tôi sẽ vứt tấm bạt rách đó và mua tấm bạt mới để việc phơi lúa hiệu quả hơn, đỡ phải đổ lúa ra ngoài rồi lấy chổi quét hốt.

Nhưng tôi hiểu mẹ tôi và điều đó khiến tôi trân trọng mẹ nhiều hơn. Mẹ đã vất vả nhiều và bây giờ vẫn vậy.




6 views0 comments

Related Posts

See All

Comments


bottom of page